DIGITAL ART, INTERACTIVE ART, MOTION ART – 3 trào lưu nghệ thuật điển hình của phong trào nghệ thuật hậu hiện đại
July 27, 2020

Sự ra đời của các trào lưu nghệ thuật hậu hiện đại là diễn trình tất yếu của thời đại

Quay ngược thời gian lại cuối thế kỉ 19, thế giới chào đón sự ra đời của hàng loạt trào lưu nghệ thuật hiện đại như: Ấn Tượng, Dã Thú, Lập Thể, Siêu Thực,… Trải qua thời gian thăng trầm vì không nhận được sự công nhận của giới mỹ thuật cổ điển, trào lưu nghệ thuật hiện đại dần khẳng định vị trí của mình trên tiến trình mỹ thuật của nhân loại. Điều đó chứng tỏ: khi xã hội thay đổi, cảm xúc và nhận thức về cái đẹp cũng thay đổi, bất chấp các định chế lâu đời và sự kháng cự của mỹ thuật truyền thống.

Tiếp diễn quá trình đó, sự ra đời của công nghệ máy tính cuối thế kỉ 20 đã mở ra một kỉ nguyên mới cho nhân loại, trong đó bao gồm cả nghệ thuật. Và như vậy, Digital Art (Nghệ thuật kĩ thuật số), Interactive Art (Nghệ thuật tương tác), Motion Art (Nghệ thuật chuyển động) đã ra đời như một điều tất yếu, phù hợp với quy luật phát triển của thời đại.

“Trí tuệ con người có bổn phận luôn phải khởi động lại”, “Cái đẹp luôn khác thường”

Sự bùng nổ của khoa học kĩ thuật, các quan niệm triết học, mỹ học, tâm lý học; những ưu việt của lĩnh vực điện ảnh, nhiếp ảnh, truyền hình, quảng cáo, internet,… buộc người làm nghệ thuật phải bức phá tìm giải pháp thoát khỏi những quy chuẩn của mỹ thuật truyền thống. Mỹ thuật cũng phải cải cách để phù hợp với tốc độ phát triển của xã hội.

Nhìn chung, các trào lưu mỹ thuật hậu hiện đại như Digital Art, Interactive Art, Motion Art có chủ đề và phong cách sáng tác đa dạng, tự do. Người nghệ sĩ trong thời hậu hiện đại không còn bị ràng buộc bởi những quy chuẩn, năng động, sáng tạo và đặc biệt nhạy bén. Tốc độ sáng tạo nghệ thuật cũng được đẩy nhanh dưới sự hỗ trợ của máy tính và các thiết bị kĩ thuật số. Nghệ thuật ở giai đoạn này mang tính đại chúng, vị nhân sinh.

Digital Art, Interactive Art, Motion Art – 3 trào lưu nghệ thuật điển hình của phong trào nghệ thuật hậu hiện đại

Digital Art được hiểu ngắn gọn là trào lưu nghệ thuật dưới sự hỗ trợ của các thiết bị kĩ thuật số, bao gồm tranh minh hoạ, artwork, sản phẩm nhiếp ảnh,… miễn đảm  bảo được tính nghệ thuật kết hợp cùng digital.

Tác phẩm Digital Art “Lạc Long Quân tiêu diệt cáo 9 đuôi” của họa sĩ Phan Vũ Linh

Interactive Art là nghệ thuật tương tác, nơi tác phẩm nghệ thuật không chỉ được tạo thành bởi cá nhân tác giả, mà trở nên sống động hơn, sáng tạo hơn dưới sự đóng góp của cộng đồng.

Phòng trưng bày nghệ thuật kỹ thuật số ARTECHOUSE tại Washington, D.C.

Motion Art là nghệ thuật chuyển động, là sản phẩm kế thừa từ kỉ nguyên máy tính, nơi các hình ảnh có thể chuyển động, có âm nhạc, kích thích mọi giác quan.

>>> Xem video về Motion Art: Tại đây

Digital Art, Interactive Art và Motion Art đã và đang được ứng dụng rất nhiều trong các lĩnh vực quảng cáo, phim ảnh,… thậm chí, trên thế giới còn có hẳn những bảo tàng nghệ thuật được xây dựng riêng để tôn vinh các loại hình nghệ thuật này. Điều đó một lần nữa minh chứng rằng, trào lưu nghệ thuật hậu hiện đại đang đi đúng tiến trình lịch sử của nó, và đang trên đường trở thành một mốc son trong hành trình phát triển mỹ thuật của nhân loại.

Ban nội dung D-Open

You might also like
🥇 GIẢI NHẤT HẠNG MỤC ARTWORK Tác giả: Trùc Tác phẩm: Không Thể Thay Thế Nhật xét của Ban giám khảo: 🍀 Họa sĩ
September 20, 2023
Sau 2 tuần khởi động và tranh tài, cuộc thi D-Open mùa 3 với chủ đề “Công nghệ và Tôi” đã khép lại với
September 19, 2023